CÔNG TY CỔ PHẦN
BAO BÌ TIỀN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 02/2022/BC-BTGTiền Giang, ngày 03 tháng 01 năm 2023

BÁO CÁO

Công tác bảo vệ môi trường năm 2022

THÔNG TIN CHUNG

– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Công ty Cổ phần Bao bì Tiền Giang.

– Địa chỉ: Khu phố Trung Lương, phường 10, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

– Đại diện: ông Trần Văn Tưởng   – Chức vụ: Giám đốc.

– Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Sản xuất, kinh doanh các loại thành phẩm bao bì nhựa PP,PE; quy mô/công suất: Sản xuất, kinh doanh các loại thành phẩm bao bì nhựa (bao bì PP): 2.000 tấn/năm; Sản xuất, kinh doanh các loại thành phẩm bao bì nhựa (bao bì PE): 160 tấn/năm. Tần suất hoạt động: thường xuyên.

– Giấy đăng ký kinh doanh: số 1200568151 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư chứng nhận; Mã số thuế: 1200568151.

– Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết số 2474/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

– Giấy phép môi trường tổng hợp chưa có. Giấy phép môi trường thành phần gồm:

+ Sổ chủ nguồn thải CTNH, mã số QLCTNH: 82.000405.T (cấp lần 1);

+ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt theo Quyết định số 2474/QĐ-UBND ngày 21/09/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy sản xuất bao bì nhựa các loại, công suất 2.160 tấn sản phẩm/năm của Công ty Cổ phần Bao bì Tiền Giang. Điều chỉnh đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt theo Quyết định số 2432/QĐ-UBND ngày 05/09/2018 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh một số nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy sản xuất bao bì nhựa các loại, công suất 2.160 tấn sản phẩm/năm của Công ty Cổ phần Bao bì Tiền Giang.

– Giấy chứng nhận ISO 14001 (nếu có): không có.

– Khối lượng sản phẩm của năm báo cáo và năm gần nhất (kèm theo đơn vị đo):

+ Khối lượng sản phẩm của năm gần nhất (2021): 418 tấn/năm;

+ Khối lượng sản phẩm của năm báo cáo: 463 tấn/năm;

– Nhiên liệu, điện, nước tiêu thụ của năm báo cáo và năm gần nhất (kèm theo đơn vị đo):

+ Nhiên liệu (nhớt, xăng, dầu lửa): Năm 2021: 6.080 lít/năm;

                                                         Năm 2022: 6.000 lít/năm.

+ Điện: Năm 2021: 620.300 kWh/năm;

             Năm 2022: 685.640 kWh/năm.

+ Nước: Năm 2021: 1.636 m3/năm;

              Năm 2022: 2.254 m3/năm.

Phần 1. Kết quả hoạt động các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

1. Về công trình bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải

1.1. Xử lý nước thải

– Liệt kê các công trình xử lý nước thải, bao gồm cả các thay đổi so với kỳ báo cáo trước (nếu có):

+ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại văn phòng, nhà vệ sinh: xây dựng bằng gạch, đậy bằng tấm đan, bố trí tại nhà vệ sinh. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt theo kiểu bể hầm tự hoại 3 ngăn. Số lượng bể tự hoại tại nhà vệ sinh của xưởng sản xuất là 01 bể với tổng thể tích 3m3 (2 x 1 x 1,5); Số lượng bể tự hoại tại khu vực văn phòng là 01 bể thể tích 6 m3 (2 x 2 x1,5). Nước thải từ các bể tự hoại sẽ dẫn đến cùng một điểm đấu với hệ thống thu gom tập trung để xử lý.

+ Hầm tự hoại thiết kế xây dựng bằng bêtông cốt thép, kết cấu xây dựng như sau:

+ Số lượng bể tự hoại: 02 bể.

+ Hệ thống xử lý tập trung với công suất xử lý là 15m3/ngày đêm.

Quy trình xử lý của hệ thống xử lý nước thải như sau: Nước thải bể phốt và nước thải nhà ăn à Bể thu gom à Bể lắng cát kết hợp tách mỡ à Bể điều lưu à Bể bùn hoạt tính à Bể lắng à Bể khử trùng à Nguồn tiếp nhận là hệ thống thu gom và thoát nước khu vực.

– Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong năm báo cáo và năm gần nhất (m3):

+ Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong năm báo cáo: 1.097 m3/năm.

+ Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong năm gần nhất (2021): 1.013 m3/năm.

– Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường (m3): 15 m3/ngày đêm (tương đương 5.475 m3/năm)

– Tổng lưu lượng nước thải công nghiệp phát sinh trong năm báo cáo và năm gần nhất (m3); Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường:

+ Tổng lưu lượng nước thải công nghiệp phát sinh trong năm báo cáo (m3): nước làm mát tuần hoàn, bốc hơi tự nhiên, luân chuyển thay nước thải ra hệ thống thoát nước mưa khoảng 2m3/tuần.

+ Tổng lưu lượng nước thải công nghiệp phát sinh trong năm gần nhất (m3): nước làm mát tuần hoàn, bốc hơi tự nhiên, luân chuyển thay nước thải ra hệ thống thoát nước mưa khoảng 2m3/tuần.

+ Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường (m3): không có.

– Tổng lưu lượng nước làm mát trong năm báo cáo và năm gần nhất (m3) (nếu có);

+ Tổng lưu lượng nước làm mát trong năm báo cáo: 883 m3 (tuần hoàn, bốc hơi tự nhiên).

+ Tổng lưu lượng nước làm mát trong năm gần nhất (2021): 370 m3 (tuần hoàn, bốc hơi tự nhiên).

+ Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường: không có

– Tình hình đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của nhà máy:

+ Thu gom, thoát nước mưa: Nước mưa từ tầng nhà theo máng thu và nước mưa chảy tràn trên bề mặt tự chảy xuống, sau đó được dẫn bằng ống nhựa xuống các hố thu gom và hệ thống thoát nước mưa của Công ty trước khi thoát ra thoát nước mưa của khu vực thông qua đường cống bê tông đường kính 600mm. Các hố thu gom có kích thước 0,5m x 0,5m x 0,5m, hệ thống thoát nước mưa của công ty được thiết kế bằng bê tông cốt thép. Nước mưa chứa thành phần chủ yếu chứa cặn lơ lửng, đất, cát,… trên bề mặt khu vực có nước mưa chảy tràn qua. Công ty xây dựng hệ thống thu gom nước mưa riêng biệt với nước thải.

+ Thu gom, thoát nước thải: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh của Công ty được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại được thu gom về hệ thống xử lý nước thải bằng đường ống thu gom bằng ống nhựa PVC, đường kính Φ140mm – Φ168mm, tổng chiều dài khoảng khoảng 50m.

1.2. Kết quả quan trắc nước thải

1.2.1. Quan trắc định kỳ nước thải

1.2.1.1 Quan trắc định kỳ nước thải

– Thời gian quan trắc: tháng 3, 6, 9 và 12 hàng năm.

– Tần suất quan trắc: tần suất quan trắc theo báo cáo đánh giá tác động môi trường là 3 tháng/lần.

– Vị trí quan trắc: nước thải sau hệ thống xử lý.

– Tổng số lượng mẫu thực hiện quan trắc: 01 mẫu/lần quan trắc.

– Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN: QCVN 14:2008/BTNMT (cột A).

– Đơn vị thực hiện quan trắc: Trung tâm môi trường và năng lượng – Phòng thí nghiệm chất lượng môi trường. Số Vimcerts: 101. 

– Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc vượt quy chuẩn (nếu có): Không có.

Bảng 1. Thống kê vị trí điểm quan trắc

TTTên điểm quan trắcKý hiệu điểm quan trắcThời gian quan trắcVị trí lấy mẫuMô tả điểm quan trắc
Khu vực 1     
1Nước thải sau hệ thống xử lýNT1Ngày 10/03/2022  Tại hố thu gom nước thải của hệ thống xử lý
2Nước thải sau hệ thống xử lýNT2Ngày 11/06/2022   Tại hố thu gom nước thải của hệ thống xử lý
3Nước thải sau hệ thống xử lýNT3Ngày 21/09/2022   Tại hố thu gom nước thải của hệ thống xử lý
4Nước thải sau hệ thống xử lýNT4Ngày 24/11/2022   Tại hố thu gom nước thải của hệ thống xử lý

– Thông số quan trắc:

Bảng 2. Danh mục thông số quan trắc

TTThành phần môi trường quan trắcTheo QCVN
2Thông số nước thải sau xử lý: pH; BOD5; TSS; Tổng chất rắn hòa tan (TDS); Sunfua; Amoni; Nitrat; Dầu mỡ ĐTV; Tổng các chất hoạt động bề mặt; Phosphat; Tổng Coliform.QCVN 14:2008/BTNMT (cột A).

– Nhận xét, đánh giá kết quả quan trắc:

Bảng 3. Kết quả quan trắc

Thông sốĐơn vị đoNT1NT2NT3NT4QCVN
pH6,446,527,216,435-9
BOD5mg/l1717191530
Tổng chất rắn lơ lửngmg/l343028150
Tổng chất rắn hòa tanmg/l1681627569500
Sulfuamg/l0,0320,0250,0380,0311
Amoni  (tính theo N)mg/l2,512,892,741,95
Nitrat (NO3) (tính theo N)mg/l0,7095,416,115,8430
Dầu mỡ động, thực vậtmg/l0,250,891,031,1710
Tổng các chất hoạt động bề mặtmg/l0,190,740,920,835
Photphatmg/l2,271,830,510,766
Tổng Coliformsmg/l2,8 x 1032,5 x 1032,8 x 1032,5 x 1033.000

– Kết luận: Qua kết quả giám sát cho thấy các chỉ tiêu cơ bản của nước thải sinh hoạt  sau bể xử lý như: BOD, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Amoni, Phostphat đặc trưng của nước thải sinh hoạt được xử lý và khi so sánh với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT giá trị C cột A cho thấy đa số các chỉ tiêu có nồng độ thấp hơn so với quy định. Nhìn chung, hệ thống xử lý hoạt động ổn định.

1.2.2. Quan trắc nước thải liên tục, tự động: Không có.

2. Về công trình bảo vệ môi trường đối với khí thải

2.1. Xử lý khí thải

Liệt kê các công trình xử lý khí thải, bao gồm cả các thay đổi so với kỳ báo cáo trước (nếu có):

– Công trình xử lý khí thải hơi dung môi: Công ty đã xây lắp công trình xử lý khí thải từ công đoạn in. Khí thải phát sinh có tính chất phân tán tại nhà xưởng đặt máy in (03 máy in đặt rời nhau). Yêu cầu là cần có 1 điểm xả thải chung cho nên giải pháp đưa ra như sau: Khí thải => Chụp hút => Quạt hút => Tháp hấp thụ => Ống thải.

– Tổng lưu lượng khí thải phát sinh: 500 – 1.000 m3/h.

– Kết quả vận hành hệ thống xử lý khí thải: hệ thống xử lý khí thải hơi dung môi hoạt động ổn định và hiệu quả xử lý đạt 80-90%.

2.2. Kết quả quan trắc khí thải

2.2.1 Kết quả quan trắc định kỳ

– Thời gian quan trắc: tháng 3, 6, 9 và 12 hàng năm.

– Tần suất quan trắc: tần suất quan trắc theo cam kết bảo vệ môi trường là 3 tháng/lần.

– Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc:

+ Vị trí quan trắc: Khí thải sau hệ thống xử lý.

+ Số lượng mẫu quan trắc là 01 mẫu/lần quan trắc.

– Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN): QCVN 19:2009/BTNMT, cột B và QCVN 20:2009/BTNMT.

– Đơn vị thực hiện quan trắc: Trung tâm môi trường và năng lượng – Phòng thí nghiệm chất lượng môi trường. Số Vimcerts: 101. 

– Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc vượt quy chuẩn (nếu có): Không có.

Bảng 1. Thống kê vị trí điểm quan trắc

TTTên điểm quan trắcKý hiệu điểm quan trắcThời gian quan trắcVị trí lấy mẫuMô tả điểm quan trắc
 Khu vực 1    
1Khí thải tại ống thải sau xử lý của hệ thống xử lý hơi dung môi (khu vực in)KT1Ngày 10/03/2022  Trong ống thải
2Khí thải tại ống thải sau xử lý của hệ thống xử lý hơi dung môi (khu vực in)KT2Ngày 11/06/2022  Trong ống thải
3Khí thải tại ống thải sau xử lý của hệ thống xử lý hơi dung môi (khu vực in)KT3Ngày 21/09/2022  Trong ống thải
4Khí thải tại ống thải sau xử lý của hệ thống xử lý hơi dung môi (khu vực in)KT4Ngày 24/11/2022  Trong ống thải

– Thông số quan trắc:

Bảng 2. Danh mục thông số quan trắc

TTThành phần môi trường quan trắcTheo QCVN
1Thông số: Bụi; SO2; NOx; CO; Toluen; Bezan.QCVN 19:2009/BTNMT, cột B; QCVN 20:2009/BTNMT

– Nhận xét, đánh giá kết quả quan trắc:

Bảng 3. Kết quả quan trắc

Thông sốĐơn vị đoKT1KT2KT3KT4QCVN
Bụimg/Nm3KPHKPHKPHKPH200 (QCVN 19:2009/BTNMT cột B)
COmg/Nm310,710,815,312,91000 (QCVN 19:2009/BTNMT cột B)
NOxmg/Nm312,34,25,16,6850 (QCVN 19:2009/BTNMT cột B)
SO2mg/Nm39,17,510,618,3500 (QCVN 19:2009/BTNMT cột B)
Toluenmg/Nm314,82,91,82,7750 (QCVN 20:2009/BTNMT)
Benzenmg/Nm30,590,330,240,3305 (QCVN 20:2009/BTNMT)

– Kết luận: Kết quả phân tích các chỉ tiêu khí thải tại công đoạn in của nhà xưởng sản xuất cho thấy nồng độ thải của khí thải đều đạt quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT cột B cho phép thải ra. Nhìn chung, qua kết quả phân tích cho thấy, hệ thống xử lý khí thải hơi dung môi hoạt động ổn định và hiệu quả đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường khí thải xung quanh.

2.2.2. Quan trắc khí thải tự động, liên tục: Không có.

2.2.3. Đối với không khí trong môi trường sản xuất

a) Biện pháp giảm thiểu

– Nhà xưởng được xây dựng đúng tiêu chuẩn xây dựng cho nhà xưởng công nghiệp. Trên mái nhà xưởng được gắn vật liệu cách nhiệt nhằm hạn chế sự hấp thu bức xạ mặt trời làm tăng nhiệt độ trong khu vực sản xuất. Đồng thời, mái nhà xưởng được thiết kế nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên. Sử dụng hệ thống phun sương làm mát mái tôn trong mùa nắng nóng.

– Phân bố, lắp đặt các dây chuyền sản xuất hợp lý nhằm hạn chế việc tập trung đông người trong một khoảng không gian hẹp.

– Tiếng ồn và nhiệt phát sinh do các máy công cụ tuy nhiên không đáng kể. Khu vực dệt được tách riêng với khu vực cắt, may, kéo sợi, in để tránh tiếng ồn phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.

– Tại khu vực văn phòng được trang bị hệ thống điều hòa không khí nhằm duy trì nhiệt độ ổn định.

b) Kết quả quan trắc không khí trong môi trường sản xuất

Tổng hợp kết quả quan trắc theo từng đợt quan trắc như sau:

– Thời gian quan trắc: tháng 9 và 12 hàng năm.

– Tần suất quan trắc: tần suất quan trắc theo báo cáo ĐTM là 6 tháng/lần.

– Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc:

+ Vị trí quan trắc: Không khí trong xưởng sản xuất (Khu vực in và sản xuất; Khu vực thành phẩm và khu vực xử nước thải).

+ Số lượng mẫu quan trắc là 03 mẫu/lần quan trắc.

* Ngày lấy mẫu: 11/06/2022

Bảng 2: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực sản xuất:

SttChỉ tiêuĐơn vịKK1KK2KK3TCVSLĐ
1Bụimg/m30,6240,8310,2406
2NO2mg/m30,2980,2660,12910
3SO2mg/m30,6110,4900,21510
4COmg/m312,28,135,7840
5Toluenmg/m32,9300
6Benzenmg/m30,1115
7Nhiệt độoC31,532,231,2≤34(2)
8Độ ẩm%62,361,773,5≤80(2)
9Tốc độ gióm/s0,880,920,760,2- 1,5(2)
10Độ ồndBA817661≤85(1)

* Ngày lấy mẫu: 24/11/2022

Bảng 2: Kết quả phân tích chất lượng không khí môi trường tại khu vực SX

SttChỉ tiêuĐơn vịKK1KK2KK3TCVSLĐ
1Bụimg/m30,8901,150,2966
2NO2mg/m30,3550,3170,18410
3SO2mg/m30,6720,4600,23210
4COmg/m312,0810,86,1940
5Toluenmg/m32,14300
6Benzenmg/m30,115
7Nhiệt độoC30,831,130,3≤34(2)
8Độ ẩm%74,271,477,1≤80(2)
9Tốc độ gióm/s0,610,701,90,2- 1,5(2)
10Độ ồndBA798252≤85(1)

Chú thích:

– TCVSLĐ: Tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y Tế số 3733/2002/QĐ-BYT-ngày 10/10/2002, quy định các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động để áp dụng cho các cơ sở có sử dụng lao động;

– (1): QCVN 24: 2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn- mức cho phép tiếp xúc tiếng ồn tại nơi làm việc;

– (2): QCVN 26: 2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu- giá trị cho phép về vi khí hậu nơi làm việc.

Nhận xét:

Kết quả phân tích mẫu không khí trong môi trường sản xuất tại khu vực xưởng sản xuất cho thấy, so sánh với Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp theo Quyết định số 3733/2022/QĐ-BYT ngày 10/10/2002, các chỉ tiêu ô nhiễm như tiếng ồn, bụi, độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió và ánh sáng có giá trị thấp hơn tiêu chuẩn cho phép thải ra.

3. Về quản lý chất thải rắn thông thường

Thống kê chất thải phát sinh (Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh chất thải rắn thông thường thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

Thống kê CTRSH:

TTCTRSHKhối lượng (tấn)Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRSHKhối lượng năm gần nhất (tấn)
(1)(2)(3)(4)(5)
1Rác sinh hoạt phát sinh tại Công ty CP Bao bì Tiền Giang56,568Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho56,568
 Tổng cộng56,568 56,568

Thống kê CTRCNTT (bao gồm cả phát sinh thường xuyên và đột xuất):

TTNhóm CTRCNTTKhối lượng (kg)Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTTKhối lượng năm gần nhất 2021 (kg)
(1)(2)(3)(4)(5)
1Sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất (tại cơ sở)78.613Tự tái sử dụng làm nguyên liệu tại cơ sở84.840
2Tái sử dụng, tái chế để làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành sản xuất khác (chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT)0  
3Chất thải phải xử lý0  

Đối với cơ sở sản xuất có sử dụng CTRCNTT để tái sử dụng, tái chế, làm nguyên liệu sản xuất:

TTTổ chức, cá nhân chuyển giao CTRCNTTSố lượng (kg)Chủng loại chất thải, phế liệuKhối lượng năm gần nhất 2020 (kg)
(1)(2)(3)(4)(5)
1Công ty CP Môi trường Việt ÚcRất ít (thống kê số lượng khi chuyển giao cho đơn vị tiếp nhận CTNH) Nhựa cứng238

4. Về quản lý chất thải nguy hại:

Thống kê CTNH (bao gồm cả phát sinh thường xuyên và đột xuất):

Tên chất thải CTNHSố lượng (kg)Phương pháp xử lý(i)Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNHKhối lượng năm gần nhất 2020 (kg)
(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy hại18 02 011.393TĐ-CCông ty CP Môi trường Việt Úc2.512
Bóng đèn huỳnh quang16 01 0627HR-C Công ty CP Môi trường Việt Úc53
Hộp mực in08 02 04552 Công ty CP Môi trường Việt Úc 
Dầu nhớt thải tổng hợp17 02 0310 Công ty CP Môi trường Việt Úc 
Bao bì cứng thải bằng nhựa18 01 030OH-TC Công ty CP Môi trường Việt Úc238
Mực in thải08 02 01227TĐ-C Công ty CP Môi trường Việt Úc231
Tổng số lượng 2.209  3.034

(i) Ghi ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hòa); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hóa); SH (Sinh học); ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hoá rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); TR (Tẩy rửa); SC (Sơ chế); Khác (ghi rõ tên phương pháp).

– Kế hoạch quản lý CTNH trong kỳ báo cáo tới (trừ trường hợp chủ nguồn thải có thời gian hoạt động dưới 01 năm: Tiếp tục thu gom, lưu giữ đúng nơi quy định và hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng.

5. Về quản lý chất thải y tế (chỉ áp dụng đối với các cơ sở y tế) Không có

6. Về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

6.1. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường: Chưa xây dựng.

6.2. Báo cáo việc thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, tập trung làm rõ các nội dung chính như sau:

– Các giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường tại cơ sở:

+ Biện pháp phòng ngừa sự cố hệ thống xử lý nước thải

+ Biện pháp phòng ngừa sự cố hệ thống xử lý khí thải

+ Biện pháp phòng chống cháy nổ

+ Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Các biện pháp này, Công ty đã trình bày cụ thể trong cam kết môi trường đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.

– Việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảy ra tại cơ sở:

+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động đầy đủ mới được tham gia xử lý các sự cố môi trường có thể xảy ra tại cơ sở.

+ Thường xuyên tập huấn cho các nhân viên vận hành các hệ thống xử lý môi trường và thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt các chương trình vận hành, bảo dưỡng được thiết lập cho các hệ thống xử lý.

+ Triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.

+ Liên hệ ngay các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và địa phương để kịp thời hỗ trợ và chỉ đạo xử lý.

7. Về báo cáo quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy

Không có.

8. Kết quả khắc phục các yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) Không có.

Nơi nhận:
– Sở Tài Nguyên và Môi trường; – UBND Phường 10;
– Lưu: VT, TCHC.
GIÁM ĐỐC
(đã ký) 

XEM VÀ TẢI BÁO CÁO TẠI ĐÂY